Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những dịp lễ lớn trong năm của người theo đạo Phật. Đây là ngày tưởng nhớ, báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Với ý nghĩa đầy tính nhân văn, Lễ Vu Lan đã lan rộng ra và trở thành ngày lễ báo hiếu của nhiều người dân Việt Nam. Trong bài viết sau hãy cùng OsiFood tìm hiểu Lễ Vu lan là gì,ý nghĩa lế Vu Lan và lễ Vu Lan là ngày nào nhé!
1. Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Lễ Vu Lan, còn được biết đến như ngày lễ báo hiếu trong Phật Giáo Việt Nam, mang trong mình ý nghĩa đặc biệt. Chữ "Vu Lan" là cách gọi ngắn của từ "Vu Lan Bồn" (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của Phật giáo được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên. Ngoài ra, các người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức, đồng thời khuyến khích mọi người biết trân trọng những gì mình đang có và thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đến cha mẹ.
2.Nguồn gốc lễ Vu lan?
Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu, một đệ tử xuất chúng của Đức Phật Thích Ca, ông là người đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Truyền thuyết kể rằng khi Mục Kiền Liên tu luyện thành công, ông đã tìm kiếm mẹ đã mất của mình, bà Thanh Đề. Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng mẹ mình bị đày xuống địa ngục và phải chịu đựng những nỗi đau khổ vì những tội ác bà đã gây ra.
Đau lòng trước tình cảnh đó, Mục Kiền Liên cầu cứu Đức Phật Thích Ca. Đức Phật chỉ dạy rằng tội nghiệp của bà Thanh Đề quá nặng và một mình Mục Kiền Liên không đủ sức cứu mẹ. Đức Phật khuyên ông rằng vào ngày Rằm tháng Bảy - ngày mà các vị Phật hoan hỉ, ông nên thực hiện lễ cúng Vu Lan Bồn để giải thoát cho mẹ mình khỏi cảnh đau khổ. Đức Phật dạy rằng chỉ có sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ Ngài thoát khỏi cảnh khổ. Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm theo lời dạy của Đức Phật, cùng với chư tăng cùng tập trung chú nguyện và lễ cúng vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch. Cuối cùng, mẹ của Ngài đã được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm. Từ đó, ngày lễ Vu Lan đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.
3.Ý nghĩa lễ Vu Lan.
Khi nhắc đến Ngày lễ Vu Lan, nhiều người ngay lập tức liên tưởng đến ý nghĩa của nó - sự tri ân và báo hiếu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta (cả trong kiếp này và kiếp trước). Cha mẹ là những người đã dốc hết tâm huyết và hy sinh nhiều để nuôi dưỡng chúng ta, không mong đợi bất cứ đền đáp nào.Trong mùa Vu Lan của Phật giáo, các tín đồ thường cầu siêu cho những người đã qua đời, đồng thời hướng thiện, tích đức, cầu mong đấng sinh thành được gia tăng phúc, thọ và giải trừ những nghiệp chướng...
Ngày lễ Vu Lan được tổ chức nhằm gợi nhắc các thế hệ con cháu về những công ơn vô biên của cha mẹ. Đồng thời, nó cũng mang đến cho chúng ta cơ hội để hiểu rõ hơn về những giá trị giáo dục nhân bản của văn hoá Phật giáo, như "TỪ - BI - HỶ - XẢ" (Từ biết ơn, Biết biết ơn, Hỷ hợp và Xả thân) và "Vô ngã, vị tha" (Vô minh về bản thân, Vị tha đối với người khác).
Ngày nay, lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần là ngày lễ tôn giáo mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về việc trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" với tổ tiên. Lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt. Lễ Vu Lan là cuộc lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Mỗi năm, người ta tổ chức các hoạt động tôn vinh cha mẹ và tổ tiên như cúng dường, dâng hoa, dâng nước, pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu.
Đại Lễ Vu Lan không chỉ thu hút sự quan tâm của Phật tử, mà còn là một ngày lễ quan trọng đối với tất cả người con Việt Nam. Đây là thời khắc đặc biệt, khi con người bày tỏ tình cảm sâu sắc đến cha mẹ với tấm lòng thành kính.
4.Lễ Vu Lan năm 2023 là ngày mấy?
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu trong năm 2023 rơi vào ngày thứ Tư, ngày 30 tháng 08 (theo lịch dương). Đây là một ngày đặc biệt, khi tất cả người con Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ của mình.
5.Những việc nên làm trong mùa Vu Lan báo hiếu năm 2023
- Cúng Lễ Vu Lan : trình tự cúng Vu Lan bao gồm theo thứ tự cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cuối cùng là cúng thí thực chúng sinh.
- Chuẩn bị mâm cơm cúng Ông bà tổ tiên
- Đi chùa để cầu an cho cha mẹ, ở bên cạnh
- Mua quà tặng cha mẹ, ông bà. Gọi điện hỏi thăm cha mẹ, ông bà nếu ở xa
- Ăn chay tích đức
- Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo. Hoạt động ý nghĩa và đầy tính nhân văn này sẽ là một hành động ý nghĩa bạn dành cho ba mẹ. Bạn sẽ cài một bông hồng đỏ cho những ai may mắn còn đấng sinh thành, còn nếu bố mẹ đã khuất núi thì bạn sẽ cài một bông hồng trắng.
OsiFood xin chúc cho các bậc làm cha mẹ trên quả đất luôn bình an,hạnh phúc, chúc tất cả những người con trên thế gian này luôn biết làm tròn đạo hiếu, biết thương yêu thờ kính với tổ tiên, cha mẹ, luôn ghi nhớ công ơn dưỡng dục để những đứa con ấy lớn khôn nên người.Chúc mọi người mùa lễ Vu Lan trọn đầy hạnh phúc và bình an.
OsiFood - Điểm đến mỗi ngày.
Viết bình luận